Ăn hải sản tươi sống bấy lâu nay, đã trải qua bao món mực nào là mực xào, mực nướng,…..Có bao giờ bạn thắc mắc món ăn được làm từ loại mực nào? Bạn có biết có những loại mực cực độc ? Và những loại mực cực lạ mà bạn chưa hề được biết ? Thường thì những nhà buôn bán hải sản giá sỉ sẽ phân biệt rõ từng loại mực.
Bạch tuộc đốm xanh – sinh vật biển độc nhất thế giới!
Gần đây mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về trường hợp của một người dân đi mua bạch tuộc về ăn thì phát hiện một con bạch tuộc có những đốm xanh trên thân nên anh này bỏ ra ngoài, Sau khi tìm hiểu thì đây là loại bạch tuộc đốm xanh cực độc. Như vậy có thể thấy mực đốm xanh cũng xuất hiện khá thường xuyên ở những vũng biển có nhiều bạch tuộc!
Bạch tuộc đốm xanh
Theo Wikipedia, bạch tuộc đốm xanh có kích cỡ nhỏ 12-20cm, trên thân có nhiều đốm màu xanh dương. Màu sắc, bạch tuộc xanh có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường, độ chiếu sáng của mặt trời, độ sâu của nước. Toàn thân bạch tuộc sẽ trở nên sặc sỡ với các đốm xanh hiện lên rõ nét khi chúng bị kích động, báo hiệu khả năng tấn công sắp tới.
Bạch tuộc đốm xanh là một loài hung dữ, có thể chủ động tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa. Ngư dân có thể bị chúng cắn khi thò tay vào lưới cầm nắm hải sản. Ngoài ra người lặn biển hay đi bơi ở vùng nước có bạch tuộc đốm xanh cũng có thể bị chúng cắn.
Mang trong mình chất độc thần kinh tetrodotoxin, là chất độc thần kinh mạnh, khi đi vào máu sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các ion natri của tế bào thần kinh.
Thông thường sau khi bị loài bạch tuộc này cắn chừng 1 đến 5 phút sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Ngoài ra con người có thể bị ngộ độc do lầm tưởng bạch tuộc đốm xanh là bạch tuộc thường nên dùng chúng để chế biến các món ăn.
Con bạch tuộc đốm xanh lẫn trong những con bạch tuộc khác
Trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa, các triệu chứng ngộ độc có thể khởi phát từ 10 đến 20 phút sau khi ăn. Độc tố của một con bạch tuộc xanh 25g có thể giết chết 10 người nặng trên 70kg.
Hiện nay ngộ độc tetrodotoxin chưa có thuốc phòng và điều trị. Việc cấp cứu chỉ có thể chữa trị theo triệu chứng (như cho uống thuốc điều áp, khi bệnh nhân khó thở thì đặt máy thở…).
Bạn cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để điều trị.
Những loài mực cực lạ
Mực bạch tuộc khổng lồ dài hơn 3m dạt vào bãi biển
Mực khổng lồ
Một con mực khổng lồ được tìm thấy trôi dạt vào bờ biển Ugu ở tỉnh Fukui, Nhật Bản vào lúc 10 giờ sáng ngày 20.4.2022
Báo Nhật Bản Mainichi dẫn nguồn tin từ nhà chức trách địa phương cho biết. “Việc một con mực khổng lồ còn sống khi trôi dạt bờ biển là điều không thường thấy. Con mực khổng lồ đã được chuyển tới thủy cung Echizen Matsushima ở thành phố Sakai. Đây sẽ là ngôi nhà mới của nó.
Mực khổng lồ nằm trong số những động vật ẩn dật nhất hành tinh. Chúng sống ở vùng biển sâu 300m – 1.000m và rất ít khi ngoi lên mặt biển.
Trong hàng thế kỷ, thông tin duy nhất mà các nhà khoa học biết về loài vật này đến từ việc nghiên cứu xác mực mắc cạn hoặc còn sót lại trong bụng cá nhà táng.
Là loài săn mồi bí ẩn dưới đáy biển sâu với đôi mắt và xúc tu to bằng quả bóng rổ có thể kéo dài tới 10 mét. Nó là một trong những động vật không xương sống lớn nhất thế giới và thuộc nhóm động vật thân mềm cổ xưa gọi là Cephalopod.
Những lần nhìn thấy mực khổng lồ có thể là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện về con tàu phá hủy Kraken từ thần thoại Scandinavia. Mực khổng lồ thực sự sống ở độ sâu ít nhất 900m dưới bề mặt đại dương và không tấn công tàu bè.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về cuộc sống của loài mực khổng lồ. Đến nay trong 10 năm qua, mới chỉ có hai lần các nhà nghiên cứu có thể bắt được cảnh quay của những sinh vật khổng lồ khó nắm bắt này trong môi trường tự nhiên của chúng.
Mẫu vật mực trưởng thành khác từng dạt vào cùng khu vực năm 1992 và dài hơn 9m ( theo Devon Bowen, quản lý kỹ thuật số ở thủy cung Two Oceans tại Cape Town) .
Mực khổng lồ dưới đáy sâu của Đại dương
Mãi tới năm 2004, họ mới chụp được những bức ảnh đầu tiên của mực khổng lồ còn sống ( theo National Geographic.)
Bạch tuộc thủy tinh
Các nhà nghiên cứu từ Viện Đại dương Schmidt đã phát hiện một con bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi) ở vùng biển sâu của Thái Bình Dương. Ảnh: Viện Đại dương Schmidt
Tiến sĩ Jyotika Virmani, giám đốc điều hành của Viện đại dương học Schmidt cho biết: “Đoàn thám hiểm đã có một phát hiện thú vị về những sinh vật hiếm thấy và hấp dẫn bậc nhất trong đại dương”.
Các nhà nghiên cứu khám phá vùng nước sâu nhất của Thái Bình Dương đã phát hiện ra con bạch tuộc thủy tinh quý hiếm. Họ đã công bố cảnh quay về một con bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi) ngoài khơi quần đảo Phoenix xa xôi, cách thành phố Sydney của Australia 5.100 km về phía đông bắc.
Bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi)[/caption]
Giống như những sinh vật thủy tinh khác, chẳng hạn như ếch thủy tinh và sứa lược, bạch tuộc thủy tinh gần như hoàn toàn trong suốt, chỉ có đôi mắt, dây thần kinh thị giác và ống tiêu hóa là hiện rõ. Bạch tuộc thuỷ tinh có chiều dài tổng cơ thể khoảng 45 cm ở con trưởng thành. Con nhỏ có chiều dài xúc tua ngang nhau trong khi con trưởng thành có xúc tu dài hơn nhiều. Đôi mắt của chúng gần như hình chữ nhật!
Bạch tuộc Dumbo – nhân vật cùng tên với bộ phim Dumbo của Disney
Bạch tuộc Dumbo có tên được bắt nguồn từ sự giống nhau của hình dạng loài bạch tuộc này với nhân vật cùng tên trong bộ phim Dumbo của Disney.
Bạch tuộc Dumbo
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo về việc tìm thấy một loại bạch tuộc Dumbo hoàn toàn mới. Họ đặt biệt danh cho loài mới là Emperor Dumbo.
Con bạch tuộc Dumbo có kích thước lạ: chiều ngang thân lớn hơn chiều dọc, các xúc tu ngắn hơn 1,5 đến 2 lần thân.
Sống ở độ sâu dưới 1.000 mét. Bạch tuộc Dumbo không có túi mực như những loài bạch tuộc khác nên chúng không phun ra mực. Điều này có thể lý giải bởi môi trường sống của chúng là một nơi tối tăm, thiếu ánh sáng. Do đó, việc phun mực là không cần thiết.
Thay vì phun mực, bạch tuộc Dumbo tận dụng cấu trúc giống như sợi của chúng để giúp chúng cảm nhận môi trường xung quanh cũng như tìm kiếm thức ăn. Con bạch tuộc Dumbo có một đặc điểm riêng biệt, đốm trắng phía trên mắt của chúng có chức năng phát hiện ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện sinh vật đáng yêu này khi họ vô tình kéo nó lên mặt nước bằng một tấm lưới, trong chuyến thám hiểm quần đảo Aleutian ở biển Bering.
Mực tay dài – Mực “ngoài hành tinh”
Mực tay dài sở hữu tên gọi như vậy là bởi chúng có những xúc tu “quá khổ” có thể dài tới 8 m. Chúng sinh sống ở độ sâu từ 1.000 đến 4.000 m so với mặt biển, nơi có áp lực nước rất lớn và ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận. Do đó, để thực hiện khám phá này, nhóm nghiên cứu đã cần đến sự hỗ trợ của tàu lặn biển sâu (ROV).
Mực tay dài – Mực “ngoài hành tinh”
“Mực tay dài là loại mực sâu nhất từng được biết đến” . Loài mực này có thân hình rất kỳ lạ với những chiếc vây khổng lồ óng ánh và những chiếc xúc tu siêu dài – Xúc tu lớn nhất có tổng chiều dài khoảng trên 6m , phần lớn chiều dài ở xúc tu cực kỳ dài trong khi phần thân con mực chỉ dài khoảng 30cm. (Theo Science Alert/NewScientist )
Khi chúng bơi trong nước trông như một cánh diều bay lượn trên bầu trời. Cho đến nay, có khoảng 20 xác nhận phát hiện loài mực này kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998.
Theo chihaisan.com